Chính quyền và người dân đã nhiều lần nỗ lực gia cố nhưng theo thời gian, sạt lở ngày càng lấn sâu vào đất cồn, làm ảnh hưởng đời sống, thiệt hại nhiều diện tích đất, nhà ở và cây trồng của người dân. Bất an, lo lắng, nhiều hộ phải rời cồn để tìm nơi khác sinh sống. Những hộ còn ở lại “bám” cồn thì ngày đêm lo sạt lở.
Phập phồng “bám” cồn
Theo các hộ dân đang sống tại cồn Thanh Long, nơi đây có thổ nhưỡng thuận lợi, việc canh tác cây ăn trái như bưởi da xanh, xoài… đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, từ sau đợt sạt lở vào mồng 1 Tết Nguyên đán Ất Mùi (tháng 2/2016 dương lịch) đến nay, trên địa bàn thường xuyên xảy ra các vụ sạt lở lớn nhỏ, gây ảnh hưởng đến đời sống và việc canh tác cây ăn trái. Mặc dù chính quyền địa phương đã hỗ trợ gia cố khắc phục, song tình trạng sạt lở vẫn tiếp tục xảy ra và gây nhiều thiệt hại.
Ông Nguyễn Chí Lập cho biết, đoạn đê bao trước căn nhà hiện tại của ông vừa được gia cố sau vụ sạt lở trước đó không lâu. Cách đoạn đê tầm 3m hướng nhìn ra sông Cổ Chiên là phần nền nhà còn sót lại của gia đình sau các trận sạt lở trước đó. “Mấy năm nay, sạt lở cứ lấn sâu vào đất vườn. Trước đây, phía trước là mảnh vườn và căn nhà, nằm cách sông khoảng 70m mà giờ vườn mất, nhà cũng mất luôn. Gia đình tôi phải dời ra căn nhà sau con đê mới đắp này để ở. Vậy mà Tết năm rồi sạt lở một trận nữa, ngập nước tới cửa sổ", ông Lập chia sẻ.
Gần đây nhất, người dân tiếp tục chứng kiến gần 400 m2 đất canh tác dừa, mít ngay trước nhà của gia đình ông Trần Văn Sữa bị cuốn xuống sông. Căn nhà tường xây chắc chắn của gia đình đang nằm cheo leo sát miệng “hà bá”. Ông Trần Văn Sữa kể: “Tôi đi ra sau vườn thì nghe nước chuyển động lớn, chạy ra thấy nứt một đường dài, rồi khoảng 30 phút sau là lở xuống sông nguyên mảnh vườn. Bờ sông bây giờ “hàm ếch” vào tới chân nhà, không biết căn nhà này còn giữ được bao lâu”.
Mong một giải pháp căn cơ
Căn nhà của chị Nguyễn Thị Kim Yến từng nằm bên trong đê bao vài chục mét nhưng hiện tại đã nằm cheo leo ngay mép sông.
Người dân sinh sống ở cồn Thanh Long cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, Jili jackpot 777 download for android nơi đây đã xảy ra 5 lần sạt lở khiến đất, Crazy 777 slot cây trồng và vật nuôi “trôi sông”. Bên cạnh sự hỗ trợ của địa phương,tph99 jili người dân đã cùng nhau đóng góp tiền để thuê phương tiện gia cố, 68 jili casino login hạn chế tình trạng vỡ đê bao, Jili casino app download nước tràn vào gây ảnh hưởng cây ăn trái. Mấy ngày qua, từ khi hay tin căn nhà ông Trần Văn Sữa bị sạt lở đe dọa, người dân lại thấp thỏm, lo lắng sạt lở uy hiếp đoạn đê bao và vườn cây ăn trái. Nỗi lo mất Tết lần nữa hiện lên trên khuôn mặt của những người dân nơi đây.
Bà Trần Thị Bảy nói: “Ở đây bà con sống mấy chục năm rồi, kinh tế chính dựa vào cây ăn trái. Cứ sau mỗi đợt cây phục hồi thì lại bị ngập nước suy kiệt, phải chăm sóc lại từ đầu. Khi cây đang cho trái, nhất là đợt bưởi Tết này, nước mà vào ngập vườn thì chỉ có hái bỏ trái để cứu cây. Người dân mong sớm có được tuyến đê bao hay kè kiên cố, không còn sạt lở nữa thì mới yên tâm mà trồng trọt,Gow88 phát triển kinh tế".
Ông Phan Thanh Minh, Trưởng ấp Phước Lý Nhì cho biết, từ đầu 2016 đến nay, sạt lở đã làm mất khoảng 1,8ha đất của người dân. Nhiều hộ dân ngán ngẩm trước cảnh sạt lở thường xuyên nên đã về đất liền sinh sống, chỉ tới lui canh tác vườn cây ăn trái vào ban ngày. Trước đây, khu vực này có khoảng 24 hộ sống nhưng hiện chỉ còn 8 hộ trực tiếp sinh sống.
Ông Phan Thanh Minh chia sẻ: “Năm nào dịp cận Tết bà con cũng lo lắng. Thời gian này, gió Đông Bắc về, thêm nước xoáy mạnh rất dễ gây sạt lở. Mấy ngày nay có dấu hiệu sạt lở là bà con lại phập phồng lo lắng. Các hộ dân ở đây sống nhờ thu nhập ở từ vườn cây ăn trái. Mỗi lần sạt lở thì ảnh hưởng rất nghiêm trọng, nhất là mỗi khi vừa bón phân xong, nếu nước tràn vào, cây chết rất nhiều. Người dân mong muốn ngành chức năng xem xét kịp thời xây dựng công trình kè chống sạt lở bảo vệ nhà ở, đất vườn, cây trồng để tiếp tục sản xuất hoặc có phương án thu hồi đất và chính sách hỗ trợ phù hợp để bà con về đất liền sinh sống, làm ăn”.
Căn nhà của ông Trần Văn Sữa tại xã Quới Thiện (Vũng Liêm, Vĩnh Long) đang bị sạt lở đe dọa đến sát chân tường.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm, trước năm 2016, cồn Thanh Long rộng khoảng 50,1 ha, trong đó đất của hộ gia đình, cá nhân là 18 ha; còn lại là đất công do Nhà nước quản lý. Khoảng 10 năm trở về trước, nơi đây bắt đầu có tình trạng sạt lở nghiêm trọng; đến nay, toàn bộ diện tích bị sạt lở khoảng 10 ha. Nguyên nhân là do biến đổi khí hậu diễn biến bất thường; cùng với đó là tác động của dòng chảy từ sông Bang Tra đẩy thẳng vào khiến tình trạng sạt lở tại cồn Thanh Long ngày càng nghiêm trọng.
Để hạn chế tình trạng này, những năm gần đây, địa phương đã tuyên truyền, vận động người dân với phương châm "4 tại chỗ' thường xuyên kiểm tra gia cố kịp thời các đoạn có nguy cơ và những đoạn sạt lở nhỏ, trồng cây chắn sóng để bảo vệ tuyến đê bao. Huyện kịp thời hỗ trợ gia cố các tuyến sạt lở lớn để bảo vệ sản xuất và cuộc sống của người dân. Ước kinh phí khắc phục trong các năm qua trên 1,9 tỷ đồng.
Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm Lê Văn Thăm cho biết, để khắc phục sạt lở trên đê bao cồn Thanh Long, trước mắt địa phương và người dân thực hiện phương châm "4 tại chỗ". Huyện phối hợp với xã khắc phục toàn tuyến đảm bảo an toàn cho đời sống, sản xuất của người dân. Đối với những hộ bị ảnh hưởng đến nhà ở, địa phương sẽ thực hiện hỗ trợ theo quy định. Về lâu dài, huyện đã chủ động đề xuất với Trung ương, tỉnh có nhiều giải pháp khắc phục sạt lở bằng giải pháp công trình và phi công trình; sớm có giải pháp căn cơ và hiệu quả hơn, giúp người dân yên tâm sinh sống và canh tác.
Đoạn đê bao cồn Thanh Long tại xã Quới Thiện (Vũng Liêm, Vĩnh Long) sau nhiều lần gia cố nhưng vẫn có nguy cơ tiếp tục sạt lở.
Tết Nguyên đán đang đến gần, tuy nhiên, các hộ dân cồn Thanh Long lại canh cánh nỗi lo mất Tết khi sạt lở ngày càng khoét sâu vào trong cồn. Người dân mong muốn chính quyền sớm vào cuộc hỗ trợ bằng những biện pháp thiết thực để họ yên tâm sinh sống, đầu tư canh tác phát triển kinh tế gia đình và đóng góp cho địa phương.